TÁC PHẨM & ÂM NHẠC: Nhạc sỹ HOÀI LINH

Nhạc sỹ HOÀI LINH

Hoài Linh (tên thật Lê Văn Linh), là một nhạc sĩ nhạc Vàng nổi tiếng. Trước 1975, ông hoạt động trong đoàn văn nghệ Vì Dân (thuộc Nha Cảnh sát Quốc gia) với cấp bậc Trung úy dưới quyền điều khiển của nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông. Ngoài ra ông còn có 2 bút hiệu khác là Hà Vị Dương, Lục Quang Lê.
Spoiler:
Bắt đầu sáng tác vào năm 1955, Hoài Linh ảnh hưởng bởi lời ca các bài hát giai đoạn trước đó - lãng mạn nhưng chưa vương khói lửa chiến chinh. Ca khúc nổi tiếng nhất của ông giai đoạn này là Nếu Đừng Dang Dở (tiếng hát Lệ Thu).
Đầu thập niên 1960, ông chuyển sang dòng nhạc Vàng và nhanh chóng nổi tiếng với nhạc phẩm Sầu Tím Thiệp Hồng (tiếng hát Hà Thanh). Ca khúc đã trở thành bài hát lý tưởng dành cho các cặp song ca như Chế Linh – Thanh Tuyền và sau này là Tuấn Vũ – Giao Linh, hay gần đây nhất là Quốc Đại – Cẩm Ly.
Từ đó cho đến 1975, ông liên tục cho ra đời những tác phẩm được thính giả khắp nơi yêu thích. Nhạc của Hoài Linh mang nhiều chủ đề, từ tình cảm đôi lứa như: Áo Em Chưa Mặc Một Lần, Thiệp Hồng Anh Viết Tên Em, Về Đâu Mái Tóc Người Thương, Giọt Lệ Vu Quy, Căn Nhà Màu Tím, Hai Đứa Giận Nhau, Nhịp Cầu Tri Âm …, đến chủ đề về người lính như: Xin Tròn Tuổi Loạn, Lính Nghĩ Gì, Lá Thư Trần Thế, Tám Nẻo Đường Thành …, ông còn có những tác phẩm mang đề tài về quê hương, ca ngợi thiên nhiên như Khách Lạ Đò Xưa, cũng như ca khúc về Xuân như Xuân Muộn.
Hoài Linh là một trong số những nhạc sỹ hiếm hoi có cuộc sống thoải mái về tài chánh chỉ nhờ công việc sáng tác. Vào năm 1968, khi nhạc sỹ Văn Giảng vừa mới chân ướt chân ráo từ Huế vào Saigon. Ông được Hoài Linh mời ăn tân gia trong một ngôi nhà ba tầng đồ sộ, ông mới hiểu tại sao các nhạc sỹ trong Nam đua nhau sáng tác nhạc Vàng.
Mỗi lần nhạc sỹ Nguyễn Văn Đông tổ chức đại nhạc hội thương mại với thành phần gồm các ca nhạc sỹ trong đoàn Vì Dân, Tâm Phan lại được hợp tác để thực hiện một vở kịch, từ đó anh diễn viên quen thân Hoài Linh và xem như một người anh. Một ngày nọ, Hoài Linh nổi hứng mua cho Tâm Phan một đôi giày mới. Thời đó, với mức sống không được cao lắm của người dân Sài gòn thời bấy giờ, việc mua một đôi giày mới cũng là cả một vấn đề, cho nên Tâm Phan không bao giờ quên.
Gần 30 năm sau, tức năm 1995 sau khi Hoài Linh bị trắng tay do bị bại liệt bởi tai biến mạch máu não, Tâm Phan về thăm. Lúc đó, tất cả mọi bộ phận trên người Hoài Linh đã trở nên bất hiển dụng (tê liệt) trừ mấy đầu ngón tay. Bà vợ của nhạc sỹ mới bảo Tâm Phan nắm lấy bàn tay của ông, rồi bà nói với chồng: "Chú Tâm Phan về thăm ông đấy, ông có nhận ra chú ấy thì bấm ngón tay một cái". Kết quả theo lời kể của Tâm Phan là người nhạc sỹ đã bấm nhẹ lên lòng bàn tay của ông, trước khi từ biệt, Tâm Phan đã tặng cho nhà nhạc sỹ Hoài Linh một số hiện kim mà ông nói đùa rằng để trả nợ đôi giày ngày xưa. Cũng trong dịp này, Tâm Phan cũng đề nghị bà vợ của nhạc sỹ Hoài Linh chụp một tấm hình trong tình trạng thê thảm ấy gửi ra hải ngoại để xin bạn bè giúp đỡ, cũng như đánh động lương tâm của những người đang khai thác miễn phí các tác phẩm của ông hoặc của ông viết chung với các nhạc sỹ khác. Rất tiếc, công việc chưa đi đến đâu thì nhạc sỹ Hoài Linh đã mất vào dúng ngày 30-04 năm đó ở tuổi 71.
Nhạc sĩ Hoài Linh có người con trai là nhạc sĩ Tuấn Lê, tên thật Lê Văn Tuấn, sinh 9 tháng 7 năm 1952, mất 15 tháng 4 năm 1988. Tuấn Lê gia nhập Không Quân Việt Nam Cộng Hòa năm 1968 và từng được đi du học phi công tàu bay ở Colorado (Hoa Kỳ).
Tà áo đêm Noel (sáng tác đầu tay viết dịp Noel 1968)
Em đừng có nghe
Lá thư đô thị
Ngày ấy mình yêu nhau
Hờn anh giận em
Cưới em - viết với Hùng Linh
Nỗi buồn sa mạc - viết với Tú Nhi

Viết một mình
Áo em chưa mặc một lần (1971)
Ba lần mẹ khóc
Bao giờ quên
Bến chiều
Bích Đào
Buồn như mái tóc
Bức tranh hoà bình (1972)
Căn nhà màu tím (1969)
Cho xin sống lại (1969)
Chiến cuộc ơi giã từ
Chiều cao nước mắt
Còn nhớ hay quên
Cô bé ngày xưa
Dù hoa lạc lối
Dù một hai năm
Đò tình lỡ chuyến
Đoạn kết một chuyện lòng
Đường vào tim
Em (1970)
Em đừng có nghe
Gửi bốn phương trời (1968)
Giấc buồn ngủ yên
Giờ xa lắm rồi
Hai đứa giận nhau (1969)
Hẹn em mùa thanh bình
Huyền sử một thanh gươm
Khách lạ đò xưa
Khi tôi nằm xuống
Lá thư trần thế (1968)
Lá thư không gửi
Lính nghĩ gì? (1967)
Mai chị về (1969)
Mưa ngoài trời mưa tình người (1969)
Mộng con được tròn
Một thoáng suy tư
Ngày lên đường
Người bạn vừa quen
Người đẹp Bích La Thôn
Nhớ quê xưa
Nhịp cầu tri âm (1968)
Những chuyến xe trong cuộc đời (1970)
Nó ở đâu
Nửa vầng trăng đợi
Tám nẻo đường thành (1968)
Theo đàn em đi
Tiếng chuông chiều
Tiếng hát người yêu
Trao nhau lời cuối
Trăm mến ngàn thương
Trường Tiền hận khúc (1970)
Từ đó chia tay
Xin tròn tuổi loạn (1972)
Xuân muộn (1967)
Xuân về nhớ tết năm nay (1974)
Về đâu mái tóc người thương (1964)
Vùng con tim

Viết lời
Minh Kỳ 

Bao giờ em lấy chồng
Biệt kinh kỳ
Cánh buồm chuyển bến
Chuyến tàu hoàng hôn
Chuyện hai người
Hạnh ngộ
Hoa mùa tái ngộ
Khói lam chiều
Mấy độ thu về
Mưa buồn
Nếu một mai
Nhớ mãi không quên
Tình lặng lẽ
Sầu tím thiệp hồng
Thương về xứ Huế
Song Ngọc
 
Chiều thương đô thị
Chúng mình ba đứa
Chuyện buồn năm cũ
Chuyện từ biển khơi
Đêm không còn buồn
Giờ xa lắm rồi
Gửi người chưa quen
Một chuyến bay đêm
Năm 17 tuổi

Mạnh Phát

Nhớ một người
Đường tơ chưa dứt
Nỗi buồn gác trọ

Tuấn Khanh

2 kỷ niệm 1 chuyến đi
Giọt lệ vu quy
Nẻo đường kỷ niệm
Những ngày xa cách
Quán nửa khuya
Tấn An

Bài ca của nàng
Bài hát của anh
Đầu xuân lính chúc
Đèn đêm phố nhỏ
Đoạn kết một chuyện lòng
Nhật ký cho em
Nửa đêm quê ngoại
Xin trả trần gian

Văn Phụng

Bóng người đi
Tiếng hát đường xa
Khác

Bích mai duy lệ
Buồn vào đêm (Thanh Sơn)
Chuyện đêm mưa (Nguyễn Hiền)
Chuyến đò không em (Anh Phong)
Đôi dòng thương mến (Thu Hồ)
Đừng buồn khi cách biệt (Y Vân)
Em ơi nếu đừng dang dở (Anh Phong)
Gửi người đi (Văn Phụng)
Hãy về với nhau (Lê Dinh)
Lời thề trên đá (Thanh Vũ)
Mộng đẹp đêm nay
Mùa hoa tạm biệt
Mười năm chuyện cũ (Huỳnh Lâm)
Tâm sự chiều mưa
Tâm sự Thúy Kiều
Tây Thi
Thiên duyên tiền định (Hoài An)
Thư của lính
Trắng đêm đợi chờ
Tôi không quên anh
Tình đôi ta (Y Vân)





Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Copyright © TÁC PHẨM & ÂM NHẠC Urang-kurai