Nhạc sỹ LÊ THƯƠNG
Năm 1935, Lê Thương hành nghề dạy học ở Hà Nội, sau đó ông chuyển về dạy ở Hải Phòng. Lê Thương cùng Hoàng Quý, Hoàng Phú (tức nhạc sĩ Tô Vũ), Phạm Ngữ, Canh Thân tụ họp thành một nhóm ca nhạc sĩ trẻ để bắt đầu sáng tác và hát phụ diễn cho những buổi diễn kịch nói của nhóm kịch Thế Lữ tại Hải Phòng, hay theo ban kịch đi hát tại Hà Nội, Vĩnh Yên. Họ cũng là những hướng đạo sinh và hay tổ chức đi cắm trại hay đi hát tại các tỉnh lân cận bằng xe đạp.
Năm 1941, Lê Thương vào miền Nam. Ban đầu ông ở An Hóa, tỉnh Bến Tre, sau đó Lê Thương chuyển về sống tại Sài Gòn. Tuy là một nhạc sĩ tài danh, nhưng nghề chính của ông là dạy học. Ông từng là giáo sư Sử Địa, có một thời gian giảng dạy tại một số trường trung học tư ở Sài Gòn. Ông cũng từng là giáo sư Pháp ngữ tại trường trung học Pétrus - Ký vào thập niên 60. Lê Thương cũng từng làm công chức ở Trung tâm Học liệu, bộ Quốc Gia Giáo Dục và là giảng viên Trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ thời Việt Nam Cộng hòa.
Lê Thương là một trong những nhạc sĩ Việt Nam tiên phong viết tân nhạc với bài Bản đàn xuân. Ngoài Bản đàn xuân, trong thời kỳ ở miền Bắc, Lê Thương còn sáng tác những tác phẩm khác như Tiếng đàn đêm khuya, Một ngày xanh, Trên sông Dương Tử, Thu trên đảo Kinh Châu...
Từ khi vào miền Nam năm 1941, Lê Thương phổ thơ nhiều bài như Lời kỹ nữ (thơ Xuân Diệu), Lời vũ nữ (thơ Nguyễn Hoàng Tư), Bông hoa rừng (thơ Thế Lữ), Tiếng thùy dương (tức Ngậm ngùi thơ Huy Cận) và Tiếng thu (thơ Lưu Trọng Lư)...
Lê Thương là nhạc sĩ tiên phong của nhiều thể loại âm nhạc. Thời kỳ kháng chiến, ông có soạn một ca khúc rất nổi tiếng Lòng mẹ Việt Nam hay Bà Tư bán hàng nói về một bà mẹ thành phố có các con tham gia kháng chiến. Và bài hát đó là một trong những lý do Lê Thương bị Pháp bắt giam vào khám Catinat cùng Phạm Duy và Trần Văn Trạch năm 1951.
Lê Thương thuộc những người đầu tiên viết truyện ca và đã để lại những bản truyện ca hay nhất như Nàng Hà Tiên, Lịch sử loài người, Hoa thủy tiên... Đặc biệt hơn cả là bộ ba Hòn vọng phu, được xem như một trong những tác phẩm lớn nhất của tân nhạc Việt Nam. Văn Cao cũng từng thừa nhận ảnh hưởng bởi Lê Thương với phong cách âm nhạc bắt nguồn từ âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Lê Thương cũng là nhạc sĩ Việt Nam đầu tiên viết nhạc hài hước với những bản Hoà bình 48 (phê phán sự mỵ dân đội lốt hoà bình), Làng báo Sài Gòn (đả kích báo giới bồi bút, bất tài và ham tiền), Đốt hay không đốt (châm biếm máu Hoạn Thư), Liên Hiệp Quốc... Những bản này được nghệ sĩ Trần Văn Trạch trình diễn nhiều lần vào thập niên 1940. Lê Thương còn đặt lời cho những bản nhạc ngoại quốc ngắn như Nhớ Lào (nhạc Lào), Bông hoa dại tức Ô Đuồng Chăm Pá (nhạc Lào), Lòng trẻ trai (nhạc Hoa Kỳ), Hoa anh đào tức Sakura (cổ nhạc Nhật Bản), Màn Brúc đánh giặc (dân ca Pháp)...
Một thời gian, Lê Thương có cùng nhạc sĩ Lê Cao Phan phụ trách ban nhạc Măng Non cho trẻ em, phát thanh các truyện cổ tích, khúc dân ca, bài ca nhi đồng. Và cùng Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương được xem như những nhạc sĩ mở đầu của dòng nhạc dành cho thiếu nhi với những bản Tuổi thơ, Cô bán bánh, Con mèo trèo cây cau, Thằng bé tí non, Ông Nhang bà Nhang, Truyền kỳ Việt sử, Học sinh hành khúc... Nổi tiếng hơn cả là bài Thằng Cuội thường được trẻ em hát trong mỗi dịp tết Trung Thu, mặc dù nhiều người không biết đó là một ca khúc của nhạc sĩ Lê Thương:
Lê Thương là một trong những nhạc sĩ Việt Nam tiên phong viết tân nhạc với bài Bản đàn xuân. Ngoài Bản đàn xuân, trong thời kỳ ở miền Bắc, Lê Thương còn sáng tác những tác phẩm khác như Tiếng đàn đêm khuya, Một ngày xanh, Trên sông Dương Tử, Thu trên đảo Kinh Châu...
Từ khi vào miền Nam năm 1941, Lê Thương phổ thơ nhiều bài như Lời kỹ nữ (thơ Xuân Diệu), Lời vũ nữ (thơ Nguyễn Hoàng Tư), Bông hoa rừng (thơ Thế Lữ), Tiếng thùy dương (tức Ngậm ngùi thơ Huy Cận) và Tiếng thu (thơ Lưu Trọng Lư)...
Lê Thương là nhạc sĩ tiên phong của nhiều thể loại âm nhạc. Thời kỳ kháng chiến, ông có soạn một ca khúc rất nổi tiếng Lòng mẹ Việt Nam hay Bà Tư bán hàng nói về một bà mẹ thành phố có các con tham gia kháng chiến. Và bài hát đó là một trong những lý do Lê Thương bị Pháp bắt giam vào khám Catinat cùng Phạm Duy và Trần Văn Trạch năm 1951.
Lê Thương thuộc những người đầu tiên viết truyện ca và đã để lại những bản truyện ca hay nhất như Nàng Hà Tiên, Lịch sử loài người, Hoa thủy tiên... Đặc biệt hơn cả là bộ ba Hòn vọng phu, được xem như một trong những tác phẩm lớn nhất của tân nhạc Việt Nam. Văn Cao cũng từng thừa nhận ảnh hưởng bởi Lê Thương với phong cách âm nhạc bắt nguồn từ âm nhạc cổ truyền Việt Nam.
Một thời gian, Lê Thương có cùng nhạc sĩ Lê Cao Phan phụ trách ban nhạc Măng Non cho trẻ em, phát thanh các truyện cổ tích, khúc dân ca, bài ca nhi đồng. Và cùng Nguyễn Xuân Khoát, Lê Thương được xem như những nhạc sĩ mở đầu của dòng nhạc dành cho thiếu nhi với những bản Tuổi thơ, Cô bán bánh, Con mèo trèo cây cau, Thằng bé tí non, Ông Nhang bà Nhang, Truyền kỳ Việt sử, Học sinh hành khúc... Nổi tiếng hơn cả là bài Thằng Cuội thường được trẻ em hát trong mỗi dịp tết Trung Thu, mặc dù nhiều người không biết đó là một ca khúc của nhạc sĩ Lê Thương:
Bản đàn xuân Bông hoa rừng Cô bán bánh Con mèo trèo cây cau Đàn bao tuổi rồi Đàn tình xưa Đốt hay không đốt Hoa thủy tiên Học sinh hành khúc |
Hòn vọng phu 1 Hòn vọng phu 2 Hòn vọng phu 3 Làng báo Sài Gòn Lịch sử loài người 1 - 2 Lời kỹ nữ Lời vũ nữ Lòng mẹ Việt Nam Một ngày xanh |
Nàng Hà Tiên Người chơi độc huyền Nhớ Lào Nhớ thày xưa Ông Nhang bà Nhang Ông Nỉnh, ông Nang Tâm sự ca nhân Thằng bé tí non Thu trên đảo Kinh Châu |
Tiếng đàn đêm khuya Tiếng thu Tiếng thùy dương Trên sông Dương Tử Truyền kỳ Việt sử Tuổi thơ Xuân yêu đương |
Nhớ thày xưa
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên Facebook
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét