Nhạc sỹ PHẠM DUY
Phạm Duy (5 tháng 10 năm 1921 - 27 tháng 1 năm 2013[1]), tên thật Phạm Duy Cẩn là một nhạc sĩ, ca sĩ, nhà nghiên cứu nhạc người Việt Nam.
Ông được coi như một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại, trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường kết hợp những yếu tố của âm nhạc cổ truyền Việt Nam với các trào lưu, phong cách mới, tạo nên nhiều tác phẩm có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ. Ngoài sáng tác và biểu diễn, ông còn có những công trình khảo cứu về âm nhạc Việt Nam có giá trị. Ông từng giữ chức giáo sư nhạc ngữ tại trường Quốc gia Âm nhạc Sài Gòn. Với hơn 70 năm sự nghiệp, trải qua nhiều giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước, ông được coi là cây đại thụ của nền âm nhạc Việt Nam. Tuy vậy bên cạnh đó, các quan điểm nhìn nhận về ông cũng khác biệt, chủ yếu là do các vấn đề chính trị.
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên Facebook
Khởi đầu sự nghiệp âm nhạc trong gánh hát Đức Huy với vai trò phó quản lí và ca sĩ hát lưu động. Từng tham gia Kháng chiến chống Pháp một thời gian trước khi vào miền Nam để tiếp tục tự do hoạt động âm nhạc. Phạm Duy là một tên tuổi lớn và đầy ảnh hưởng tại miền Nam Việt Nam với những hoạt động tích cực dành cho cả âm nhạc và chính trị, và những hoạt động này còn tiếp diễn sau giai đoạn 1975, khi ông di tản sang Hoa Kỳ. Vì lý do chính trị, nhạc của ông bị cấm hoàn toàn tại miền Bắc Việt Nam sau 1954, và toàn Việt Nam sau 1975.
Năm 2005, sau nhiều lần về thăm quê hương, ông chính thức trở về Việt Nam sống và từ đó, một số ca khúc của ông mới bắt đầu được phép phổ biến lại. Tính cho tới tháng 1 năm 2014, có 244 ca khúc được cấp phép lưu hành (trong số đó có 53 ca khúc ngoại quốc do ông đặt lời Việt), trong số khoảng một ngàn sáng tác của ông.
Phạm Duy Cẩn sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 (5 tháng 9 năm Tân Dậu) tại số 40 Rue Takou (nay là Phố Hàng Cót), Hà Nội, trong một gia đình văn nghiệp. Cha ông là Phạm Duy Tốn thường được coi như là nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn học Mới đầu thế kỷ 20. Anh của ông là Phạm Duy Khiêm, giáo sư thạc sĩ, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp, văn sĩ Pháp văn, tác giả những cuốn Légendes des terres sereines, Nam et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine[17].
Lúc nhỏ, ông là cậu bé hiếu động, tính tình "văng mạng, bất cần đời", tuy vậy lại thích diễn kịch, làm trò, và mê nhạc[18]. Ông biết dùng guitar, mandolin để chơi nhạc Tây Âu, bên cạnh đó còn tiếp thu các nhạc điệu dân ca miền Bắc, hay những bài ca Huế như Nam Ai, Nam Bình, Tứ Đại Cảnh…[18] Ngoài nền văn hóa mang tính nhân bản của Pháp, ông còn được tiếp xúc với văn hóa cổ truyền, qua các tác phẩm của cha Phạm Duy Tốn, hay cuốn "Tục ngữ phong dao" của người anh họ Nguyễn Văn Ngọc.
Về học hành chính quy, Phạm Duy chỉ có bốn năm tiểu học và một năm trung học, nhưng những bài học trong các sách Quốc văn giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư, đã in đậm trong tâm hồn ông trước khi bước vào xã hội, hình thành cho ông một quan niệm về "đức độ của con người Việt Nam" mà ông nhấn mạnh là "con người ở nông thôn", chứ không phải ở thành thị. Ông học vỡ lòng tại trường Hàng Thùng, học Tiểu học tại trường Hàng Vôi. Tính ông nghịch ngợm, học không giỏi, thường hay bị phạt. Đến năm 13 tuổi (1934), vào được lớp nhất, ông mới học giỏi dần, trở thành một trong những học sinh ưu tú của lớp, nhất là môn đọc thơ tiếng Pháp.
Năm 1936, ông vào học trường Thăng Long, một trường trọng điểm của thời kỳ kháng chiến. Thầy dạy ông có các nhân vật nổi tiếng như Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Tuyên, Phan Anh, Khuất Duy Tiến. Trong đám bạn cùng lớp có người sau này trở thành nhà thơ như Quang Dũng[16]. Một năm học trung học giúp ông hấp thụ thêm những cái hay cái đẹp của nền văn chương Pháp, của Victor Hugo, André Chenier, Alfred de Vigny, Bernadin de Saint Pierrre...
Năm 1940, nghe lời bè bạn, ông theo học dự thính hội họa tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học thầy Tô Ngọc Vân, cùng lớp với Bùi Xuân Phái, Võ Lăng... Tuy nhiên ông sớm nhận ra mình không có niềm đam mê thật sự đối với hội họa[16]. Ông cũng trải qua nhiều công việc khác như phụ gánh xiếc, thợ sửa radio, coi sóc trang trại... tại nhiều tỉnh thành, nhưng đều bỏ nghề và dời chỗ ở sau một thời gian ngắn. Tuy rằng không có nghề nào lâu dài, nhưng việc sống ở nhiều nơi, trải qua nhiều hoàn cảnh sống khác nhau cũng là những chất liệu quan trọng giúp ích cho sự nghiệp âm nhạc sau này. Cùng với giai đoạn lang thang vô định này, ông cũng dần nhận ra niềm đam mê âm nhạc của mình. Phạm Duy tự mày mò học nhạc cổ điển, rồi tập sáng tác. Trong cuộc đời của mình, ông chưa từng học chính quy một trường lớp âm nhạc nào.
Năm 1941, ông thành ca sĩ hát tân nhạc trong gánh hát cải lương Đức Huy – Charlot Miều. Thời kỳ hát rong, Phạm Duy được gặp gỡ nhiều tên tuổi lớn như thi sĩ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông... và nhạc sĩ Văn Cao, người sau này trở thành bạn thân thiết trong đời sống lẫn trong âm nhạc. Thời kỳ này, ngoài việc cùng Văn Cao la cà các chốn ăn chơi, thì ông cũng giúp đỡ cho Văn Cao trong việc soạn nhạc, cùng Văn Cao sáng tác các tác phẩm Bến xuân, Suối mơ.
Năm 1942, ông khởi nghiệp sáng tác nhạc với tác phẩm hoàn chỉnh đầu tay là "Cô hái mơ", phổ từ thơ Nguyễn Bính, trong thời kỳ phong trào Tân nhạc bắt đầu nở rộ. Năm 1945, xảy ra nạn đói, Phạm Duy rời nhà cũ đi lang thang nhiều nơi. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, ngày Nhật đảo chính Pháp, ông cùng hai kép trong gánh hát Đức Huy bị bắt vào tù khi đang lưu diễn ở Cà Mau. Cũng năm này ông theo kháng chiến, trở thành cán bộ văn nghệ của Việt Minh và là một trong những nhạc sĩ thành công nhất lúc đó.
Năm 1949 ông lập gia đình với ca sĩ Thái Hằng tại chiến khu Việt Bắc, người chủ trì của hôn lễ này là tướng Nguyễn Sơn.
Năm 1951, do không phục Việt Minh, ông bỏ về Hà Nội. Sau khi sinh con đầu lòng Duy Quang, ông đưa gia đình di cư vào Nam, sinh sống tại Sài Gòn. Cuối năm 1951, bị một số nhạc sĩ ghen tị tố cáo là có quan hệ với Việt Minh, ông cùng với Lê Thương và Trần Văn Trạch bị bắt giam ở khám Catinat, Sài Gòn trong 120 ngày[20][21]. Năm 1953, ông qua Pháp học dự thính hai năm về âm nhạc, tại đây ông quen với Trần Văn Khê, người sau này trở thành giáo sư. Hai năm sau, ông về Việt Nam thì đất nước đã chia cắt sau hiệp định Genève. Từ đó ông ở miền Nam tiếp tục sáng tác và biểu diễn trong ban hợp ca Thăng Long cùng với Thái Thanh, Hoài Nam, Hoài Bắc, Hoài Trung tại phòng trà Đêm màu hồng. Thời gian này ông cũng có những hoạt động trong ngành sân khấu và thông tin đại chúng, như viết nhạc kịch, viết nhạc cho phim và cộng tác với đài Phát thanh
Năm 1956, xảy ra vụ ngoại tình giữa ông và người vợ của em vợ, vụ việc trở thành một đề tài gây xôn xao trên các báo chí Sài Gòn và cả Hà Nội. Đây là một "mối tình cấm", "cả gan" luôn làm ông "buồn rầu khi phải nhắc lại" vì đã làm buồn lòng người vợ, người em vợ, và vì biết rằng những đổ vỡ kia không thể hàn gắn được". Sau vụ tai tiếng trên, ông không còn hợp tác với ban hợp ca Thăng Long nữa. Trong lúc tinh thần suy sụp, ông đi vào một mối tình đặc biệt với Alice, con gái của Helen - tình nhân cũ của ông. Đây là mối tình "giữa hai tâm hồn", "không đụng chạm thể xác", được xây dựng trong 10 năm và chính là nguồn cảm hứng lớn để ông viết nên nhiều tác phẩm nhạc tình giá trị, như Chỉ chừng đó thôi, Thương tình ca....
Gia đình ông chuyển đến căn nhà nhỏ ở cư xá Chu Mạnh Trinh ở ngã tư Phú Nhuận, nơi có nhiều gia đình nghệ sĩ tới ở, như gia đình Nguyễn Mạnh Côn, Năm Châu, Duyên Anh, Hồ Anh, Anh Ngọc, Trần Ngọc, Hoàng Nguyên, Minh Trang, Kim Tước. Không còn hợp tác với ban Thăng Long, Phạm Duy vào làm việc ở Trung tâm Điện ảnh. Thời gian này ông hay lui tới quán Chùa (La Pagode), gặp gỡ Vũ Khắc Khoan, Cung Trầm Tưởng, Võ Đức Diên, Mặc Thu, Tạ Tỵ, Lê Ngộ Châu... Ông được Võ Đức Diên và các bạn bè giúp đỡ đi một chuyến từ Sài Gòn ra vĩ tuyến 17 để hoàn thành nốt trường ca Con đường cái quan.
Thập niên 1960, sau khi Việt Nam Cộng Hoà được nhiều quốc gia thân Mỹ công nhận, cùng với các bạn nghệ sĩ khác, Phạm Duy được cử đi Philippin, Nhật Bản, Thái Lan để giới thiệu văn nghệ Việt Nam. Và với ít nhiều kinh nghiệm bang giao, ông thường có mặt trong những buổi đón tiếp các phái đoàn văn nghệ nước ngoài, như đoàn vũ trống của Hàn Quốc, đoàn Moral Rearmement của Mỹ...[24] Nhờ đó ông có dịp trao đổi tài liệu âm nhạc với các văn nghệ sĩ nước ngoài.
Năm 1965, ông tham gia phong trào Du ca với Nguyễn Đức Quang, Giang Châu, Ngô Mạnh Thu... đi nhiều nơi tại miền Nam Việt Nam để phổ biến các ca khúc nói lên thân phận của tuổi trẻ thời đó.
Năm 1966, ông được văn phòng Giáo dục Văn hóa của Bộ ngoại giao Mỹ mời sang nước này, tại đây ông được mời tham quan các đài truyền hình, nhạc hội, đến ở trong gia đình nghệ sĩ The Beers Family, Petersburg. Ông được đài Channel 13 với Steve Addiss và Bill Crofut, mời tham gia chương trình dân ca của Pete Seeger, nhạc sĩ phản chiến số một của Hoa Kỳ[26]. Bốn năm sau ông lại qua Hoa Kỳ lần nữa để làm cố vấn cho Bộ thông tin Hoa Kỳ để "giải độc dư luận Mỹ". Tại đây ông mới biết thêm thông tin về vụ Thảm sát Mỹ Lai, và phản ứng của ông là ca khúc ''Kể chuyện đi xa''. Ông cũng hát nhiều ca khúc phản chiến tại các show truyền hình, sân khấu ở Mỹ.
Cuối thập niên 1960, ban nhạc gia đình "The Dreamers" của các con ông ra đời, ông cùng ban này đi biểu diễn tại các phòng trà, nhà hàng Sài Gòn. Đây cũng là thời gian băng Cassette thịnh hành, giúp ông có được nhiều khoản thu nhập từ tiền tác quyền, trở nên giàu có.
Từ 1970 tới 1975, với nhiều diễn biến lớn diễn ra tại Việt Nam, đời sống cũng như công việc của ông cũng có nhiều bất ổn. Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, trước việc quân Việt Nam dân chủ cộng hòa vào miền Nam, Phạm Duy quyết định đưa gia đình di tản ra nước ngoài. Ngày 28 tháng 4, ông và vợ, hai con gái được máy bay của Mỹ đem đi .
Trải qua nhiều khó khăn của hành trình di tản, ông và gia đình cũng ổn định, cư ngụ tại Thành phố Midway, Quận Cam, California. Thời kỳ này ông vẫn tiếp tục sáng tác, biểu diễn và tổ chức cũng như tham gia các đêm nhạc về mình.
Năm 1990, ông bắt đầu viết hồi ký, khi hoàn tất chia làm 4 cuốn.
Năm 1999, vợ ông là bà Thái Hằng qua đời, sự kiện này khiến ông bị cao huyết áp phải đi nằm bệnh viện một thời gian dài. Sau năm này, ông quyết định thực hiện những chuyến về thăm quê hương sau 25 năm xa cách.
Tháng 5 năm 2005, ông chính thức trở về Việt Nam, mua nhà sống tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các con trai Duy Quang, Duy Cường. Tháng 7 cùng năm, lần đầu tiên kể từ năm 1975, 9 bài hát của ông được cấp phép phổ biến. Thời kỳ này ông vẫn hoạt động âm nhạc, tuy sức khỏe đã có dấu hiệu giảm sút, nhiều bệnh được phát hiện ra.
Ngày 27 tháng 1 năm 2013, sau một thời gian nằm viện, ông qua đời, một tháng sau cái chết của con cả ông là ca sĩ Duy Quang. Tang lễ của ông được tổ chức tại nhà riêng và đã được đem chôn tại Công viên Nghĩa trang Bình Dương vào ngày 3 tháng 2 năm 2013.
Gia đình Phạm Duy có nhiều người nổi tiếng trong lãnh vực nghệ thuật, ngoài người cha Phạm Duy Tốn và anh trai Phạm Duy Khiêm là những nhà văn có tiếng, còn có anh thứ Phạm Duy Nhượng cũng là một nhạc sĩ, tác giả ca khúc Tà áo Văn Quân. Một người anh họ của ông là học giả Nguyễn Văn Ngọc, tác giả cuốn Tục ngữ phong dao. Học giả Trần Trọng Kim từng nhận ông làm con nuôi.
Đến khi lập gia đình, ngoài vợ ông là ca sĩ Thái Hằng, còn có em vợ là danh ca Thái Thanh, anh vợ là các nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nghệ sỹ Phạm Đình Sỹ, ca sĩ Phạm Đình Viêm tức Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long. Các con ông được ông hướng dẫn theo nghiệp nhạc, đều có thành công trong lĩnh vực của mình: con trai cả là ca sĩ Duy Quang, rồi đến nhạc sĩ hòa âm Duy Cường, con gái là các ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo.
Ngoài ra có thể kể đến các ca sĩ Tuấn Ngọc, chồng của Thái Thảo, tức con rể Phạm Duy; các cháu gái như ca sĩ Ý Lan, con gái của Thái Thanh, và Mai Hương, con gái Phạm Đình Sỹ.
Năm 2005, sau nhiều lần về thăm quê hương, ông chính thức trở về Việt Nam sống và từ đó, một số ca khúc của ông mới bắt đầu được phép phổ biến lại. Tính cho tới tháng 1 năm 2014, có 244 ca khúc được cấp phép lưu hành (trong số đó có 53 ca khúc ngoại quốc do ông đặt lời Việt), trong số khoảng một ngàn sáng tác của ông.
Phạm Duy Cẩn sinh ngày 5 tháng 10 năm 1921 (5 tháng 9 năm Tân Dậu) tại số 40 Rue Takou (nay là Phố Hàng Cót), Hà Nội, trong một gia đình văn nghiệp. Cha ông là Phạm Duy Tốn thường được coi như là nhà văn xã hội đầu tiên của nền Văn học Mới đầu thế kỷ 20. Anh của ông là Phạm Duy Khiêm, giáo sư thạc sĩ, cựu Đại sứ Việt Nam Cộng hòa tại Pháp, văn sĩ Pháp văn, tác giả những cuốn Légendes des terres sereines, Nam et Sylvie, De Hanoi à Lacourtine[17].
Lúc nhỏ, ông là cậu bé hiếu động, tính tình "văng mạng, bất cần đời", tuy vậy lại thích diễn kịch, làm trò, và mê nhạc[18]. Ông biết dùng guitar, mandolin để chơi nhạc Tây Âu, bên cạnh đó còn tiếp thu các nhạc điệu dân ca miền Bắc, hay những bài ca Huế như Nam Ai, Nam Bình, Tứ Đại Cảnh…[18] Ngoài nền văn hóa mang tính nhân bản của Pháp, ông còn được tiếp xúc với văn hóa cổ truyền, qua các tác phẩm của cha Phạm Duy Tốn, hay cuốn "Tục ngữ phong dao" của người anh họ Nguyễn Văn Ngọc.
Về học hành chính quy, Phạm Duy chỉ có bốn năm tiểu học và một năm trung học, nhưng những bài học trong các sách Quốc văn giáo khoa thư, Luân lý giáo khoa thư, đã in đậm trong tâm hồn ông trước khi bước vào xã hội, hình thành cho ông một quan niệm về "đức độ của con người Việt Nam" mà ông nhấn mạnh là "con người ở nông thôn", chứ không phải ở thành thị. Ông học vỡ lòng tại trường Hàng Thùng, học Tiểu học tại trường Hàng Vôi. Tính ông nghịch ngợm, học không giỏi, thường hay bị phạt. Đến năm 13 tuổi (1934), vào được lớp nhất, ông mới học giỏi dần, trở thành một trong những học sinh ưu tú của lớp, nhất là môn đọc thơ tiếng Pháp.
Năm 1936, ông vào học trường Thăng Long, một trường trọng điểm của thời kỳ kháng chiến. Thầy dạy ông có các nhân vật nổi tiếng như Võ Nguyên Giáp, Trần Văn Tuyên, Phan Anh, Khuất Duy Tiến. Trong đám bạn cùng lớp có người sau này trở thành nhà thơ như Quang Dũng[16]. Một năm học trung học giúp ông hấp thụ thêm những cái hay cái đẹp của nền văn chương Pháp, của Victor Hugo, André Chenier, Alfred de Vigny, Bernadin de Saint Pierrre...
Năm 1940, nghe lời bè bạn, ông theo học dự thính hội họa tại trường Cao đẳng Mỹ thuật Đông Dương, học thầy Tô Ngọc Vân, cùng lớp với Bùi Xuân Phái, Võ Lăng... Tuy nhiên ông sớm nhận ra mình không có niềm đam mê thật sự đối với hội họa[16]. Ông cũng trải qua nhiều công việc khác như phụ gánh xiếc, thợ sửa radio, coi sóc trang trại... tại nhiều tỉnh thành, nhưng đều bỏ nghề và dời chỗ ở sau một thời gian ngắn. Tuy rằng không có nghề nào lâu dài, nhưng việc sống ở nhiều nơi, trải qua nhiều hoàn cảnh sống khác nhau cũng là những chất liệu quan trọng giúp ích cho sự nghiệp âm nhạc sau này. Cùng với giai đoạn lang thang vô định này, ông cũng dần nhận ra niềm đam mê âm nhạc của mình. Phạm Duy tự mày mò học nhạc cổ điển, rồi tập sáng tác. Trong cuộc đời của mình, ông chưa từng học chính quy một trường lớp âm nhạc nào.
Năm 1941, ông thành ca sĩ hát tân nhạc trong gánh hát cải lương Đức Huy – Charlot Miều. Thời kỳ hát rong, Phạm Duy được gặp gỡ nhiều tên tuổi lớn như thi sĩ Lưu Trọng Lư, nhạc sĩ Lê Thương, Lê Xuân Ái, Văn Đông... và nhạc sĩ Văn Cao, người sau này trở thành bạn thân thiết trong đời sống lẫn trong âm nhạc. Thời kỳ này, ngoài việc cùng Văn Cao la cà các chốn ăn chơi, thì ông cũng giúp đỡ cho Văn Cao trong việc soạn nhạc, cùng Văn Cao sáng tác các tác phẩm Bến xuân, Suối mơ.
Năm 1942, ông khởi nghiệp sáng tác nhạc với tác phẩm hoàn chỉnh đầu tay là "Cô hái mơ", phổ từ thơ Nguyễn Bính, trong thời kỳ phong trào Tân nhạc bắt đầu nở rộ. Năm 1945, xảy ra nạn đói, Phạm Duy rời nhà cũ đi lang thang nhiều nơi. Ngày 9 tháng 3 năm 1945, ngày Nhật đảo chính Pháp, ông cùng hai kép trong gánh hát Đức Huy bị bắt vào tù khi đang lưu diễn ở Cà Mau. Cũng năm này ông theo kháng chiến, trở thành cán bộ văn nghệ của Việt Minh và là một trong những nhạc sĩ thành công nhất lúc đó.
Năm 1949 ông lập gia đình với ca sĩ Thái Hằng tại chiến khu Việt Bắc, người chủ trì của hôn lễ này là tướng Nguyễn Sơn.
Năm 1951, do không phục Việt Minh, ông bỏ về Hà Nội. Sau khi sinh con đầu lòng Duy Quang, ông đưa gia đình di cư vào Nam, sinh sống tại Sài Gòn. Cuối năm 1951, bị một số nhạc sĩ ghen tị tố cáo là có quan hệ với Việt Minh, ông cùng với Lê Thương và Trần Văn Trạch bị bắt giam ở khám Catinat, Sài Gòn trong 120 ngày[20][21]. Năm 1953, ông qua Pháp học dự thính hai năm về âm nhạc, tại đây ông quen với Trần Văn Khê, người sau này trở thành giáo sư. Hai năm sau, ông về Việt Nam thì đất nước đã chia cắt sau hiệp định Genève. Từ đó ông ở miền Nam tiếp tục sáng tác và biểu diễn trong ban hợp ca Thăng Long cùng với Thái Thanh, Hoài Nam, Hoài Bắc, Hoài Trung tại phòng trà Đêm màu hồng. Thời gian này ông cũng có những hoạt động trong ngành sân khấu và thông tin đại chúng, như viết nhạc kịch, viết nhạc cho phim và cộng tác với đài Phát thanh
Năm 1956, xảy ra vụ ngoại tình giữa ông và người vợ của em vợ, vụ việc trở thành một đề tài gây xôn xao trên các báo chí Sài Gòn và cả Hà Nội. Đây là một "mối tình cấm", "cả gan" luôn làm ông "buồn rầu khi phải nhắc lại" vì đã làm buồn lòng người vợ, người em vợ, và vì biết rằng những đổ vỡ kia không thể hàn gắn được". Sau vụ tai tiếng trên, ông không còn hợp tác với ban hợp ca Thăng Long nữa. Trong lúc tinh thần suy sụp, ông đi vào một mối tình đặc biệt với Alice, con gái của Helen - tình nhân cũ của ông. Đây là mối tình "giữa hai tâm hồn", "không đụng chạm thể xác", được xây dựng trong 10 năm và chính là nguồn cảm hứng lớn để ông viết nên nhiều tác phẩm nhạc tình giá trị, như Chỉ chừng đó thôi, Thương tình ca....
Gia đình ông chuyển đến căn nhà nhỏ ở cư xá Chu Mạnh Trinh ở ngã tư Phú Nhuận, nơi có nhiều gia đình nghệ sĩ tới ở, như gia đình Nguyễn Mạnh Côn, Năm Châu, Duyên Anh, Hồ Anh, Anh Ngọc, Trần Ngọc, Hoàng Nguyên, Minh Trang, Kim Tước. Không còn hợp tác với ban Thăng Long, Phạm Duy vào làm việc ở Trung tâm Điện ảnh. Thời gian này ông hay lui tới quán Chùa (La Pagode), gặp gỡ Vũ Khắc Khoan, Cung Trầm Tưởng, Võ Đức Diên, Mặc Thu, Tạ Tỵ, Lê Ngộ Châu... Ông được Võ Đức Diên và các bạn bè giúp đỡ đi một chuyến từ Sài Gòn ra vĩ tuyến 17 để hoàn thành nốt trường ca Con đường cái quan.
Thập niên 1960, sau khi Việt Nam Cộng Hoà được nhiều quốc gia thân Mỹ công nhận, cùng với các bạn nghệ sĩ khác, Phạm Duy được cử đi Philippin, Nhật Bản, Thái Lan để giới thiệu văn nghệ Việt Nam. Và với ít nhiều kinh nghiệm bang giao, ông thường có mặt trong những buổi đón tiếp các phái đoàn văn nghệ nước ngoài, như đoàn vũ trống của Hàn Quốc, đoàn Moral Rearmement của Mỹ...[24] Nhờ đó ông có dịp trao đổi tài liệu âm nhạc với các văn nghệ sĩ nước ngoài.
Năm 1965, ông tham gia phong trào Du ca với Nguyễn Đức Quang, Giang Châu, Ngô Mạnh Thu... đi nhiều nơi tại miền Nam Việt Nam để phổ biến các ca khúc nói lên thân phận của tuổi trẻ thời đó.
Năm 1966, ông được văn phòng Giáo dục Văn hóa của Bộ ngoại giao Mỹ mời sang nước này, tại đây ông được mời tham quan các đài truyền hình, nhạc hội, đến ở trong gia đình nghệ sĩ The Beers Family, Petersburg. Ông được đài Channel 13 với Steve Addiss và Bill Crofut, mời tham gia chương trình dân ca của Pete Seeger, nhạc sĩ phản chiến số một của Hoa Kỳ[26]. Bốn năm sau ông lại qua Hoa Kỳ lần nữa để làm cố vấn cho Bộ thông tin Hoa Kỳ để "giải độc dư luận Mỹ". Tại đây ông mới biết thêm thông tin về vụ Thảm sát Mỹ Lai, và phản ứng của ông là ca khúc ''Kể chuyện đi xa''. Ông cũng hát nhiều ca khúc phản chiến tại các show truyền hình, sân khấu ở Mỹ.
Cuối thập niên 1960, ban nhạc gia đình "The Dreamers" của các con ông ra đời, ông cùng ban này đi biểu diễn tại các phòng trà, nhà hàng Sài Gòn. Đây cũng là thời gian băng Cassette thịnh hành, giúp ông có được nhiều khoản thu nhập từ tiền tác quyền, trở nên giàu có.
Từ 1970 tới 1975, với nhiều diễn biến lớn diễn ra tại Việt Nam, đời sống cũng như công việc của ông cũng có nhiều bất ổn. Những ngày cuối tháng 4 năm 1975, trước việc quân Việt Nam dân chủ cộng hòa vào miền Nam, Phạm Duy quyết định đưa gia đình di tản ra nước ngoài. Ngày 28 tháng 4, ông và vợ, hai con gái được máy bay của Mỹ đem đi .
Trải qua nhiều khó khăn của hành trình di tản, ông và gia đình cũng ổn định, cư ngụ tại Thành phố Midway, Quận Cam, California. Thời kỳ này ông vẫn tiếp tục sáng tác, biểu diễn và tổ chức cũng như tham gia các đêm nhạc về mình.
Năm 1990, ông bắt đầu viết hồi ký, khi hoàn tất chia làm 4 cuốn.
Năm 1999, vợ ông là bà Thái Hằng qua đời, sự kiện này khiến ông bị cao huyết áp phải đi nằm bệnh viện một thời gian dài. Sau năm này, ông quyết định thực hiện những chuyến về thăm quê hương sau 25 năm xa cách.
Tháng 5 năm 2005, ông chính thức trở về Việt Nam, mua nhà sống tại Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh cùng các con trai Duy Quang, Duy Cường. Tháng 7 cùng năm, lần đầu tiên kể từ năm 1975, 9 bài hát của ông được cấp phép phổ biến. Thời kỳ này ông vẫn hoạt động âm nhạc, tuy sức khỏe đã có dấu hiệu giảm sút, nhiều bệnh được phát hiện ra.
Ngày 27 tháng 1 năm 2013, sau một thời gian nằm viện, ông qua đời, một tháng sau cái chết của con cả ông là ca sĩ Duy Quang. Tang lễ của ông được tổ chức tại nhà riêng và đã được đem chôn tại Công viên Nghĩa trang Bình Dương vào ngày 3 tháng 2 năm 2013.
Gia đình Phạm Duy có nhiều người nổi tiếng trong lãnh vực nghệ thuật, ngoài người cha Phạm Duy Tốn và anh trai Phạm Duy Khiêm là những nhà văn có tiếng, còn có anh thứ Phạm Duy Nhượng cũng là một nhạc sĩ, tác giả ca khúc Tà áo Văn Quân. Một người anh họ của ông là học giả Nguyễn Văn Ngọc, tác giả cuốn Tục ngữ phong dao. Học giả Trần Trọng Kim từng nhận ông làm con nuôi.
Đến khi lập gia đình, ngoài vợ ông là ca sĩ Thái Hằng, còn có em vợ là danh ca Thái Thanh, anh vợ là các nhạc sĩ Phạm Đình Chương, nghệ sỹ Phạm Đình Sỹ, ca sĩ Phạm Đình Viêm tức Hoài Trung của ban hợp ca Thăng Long. Các con ông được ông hướng dẫn theo nghiệp nhạc, đều có thành công trong lĩnh vực của mình: con trai cả là ca sĩ Duy Quang, rồi đến nhạc sĩ hòa âm Duy Cường, con gái là các ca sĩ Thái Hiền, Thái Thảo.
Ngoài ra có thể kể đến các ca sĩ Tuấn Ngọc, chồng của Thái Thảo, tức con rể Phạm Duy; các cháu gái như ca sĩ Ý Lan, con gái của Thái Thanh, và Mai Hương, con gái Phạm Đình Sỹ.
Áo anh sứt chỉ đường tà Bà mẹ Gio Linh Bà mẹ phù sa Bên cầu biên giới Bên ni bên nớ Bến xuân (viết chung với Văn Cao) Bao giờ biết tương tư Cây đàn bỏ quên Chiêu Quân Cống Hồ (ý thơ Nguyễn Du) Chiều về trên sông Con đường cái quan Con đường vui (viết chung với Lê Vy) Chuyện tình buồn Chỉ chừng đó thôi Còn chút gì để nhớ Dạ lai hương Đạo ca Đường chiều lá rụng Đưa em tìm động hoa vàng Đừng xa nhau Đường Lạng Sơn Giọt mưa trên lá Giải thoát cho em Giết người trong mộng Giờ thì em yêu Giọt chuông cam lộ Gọi em là đóa hoa sầu Hạ hồng Hán sở tranh hùng (ý thơ Nguyễn Du) |
Hẹn hò Kỷ vật cho em Kỷ niệm Minh Họa Kiều Mộ khúc Mẹ Việt Nam Nếu một mai em sẽ qua đời Nha Trang ngày về Nhớ bạn tri âm (viết chung với Phạm Đình Chương) Ngày xưa Hoàng Thị Ngày đó chúng mình Ngày em hai mươi tuổi Ngày sẽ tới Ngày tháng hạ Ngày trở về Ngày xưa Nghìn năm vẫn chưa quên Nghìn thu Ngồi gần nhau Ngọn trào quay súng Ngụ ngôn mùa đông Ngựa hồng Người lính bên tê Người lính trẻ Người tình Người tình già trên đầu non Người về Người việt cao quý Ngậm ngùi |
Ngày đó chúng mình Nhạc tuổi xanh Phố buồn Quê nghèo Rong ca Ta yêu em lầm lỡ Tâm ca Thiền ca Thông điệp mùa xuân Thương ca chiến trường Thương tình ca Tình ca Tình hoài hương Tiếng thu Tổ khúc Bầy chim bỏ xứ Trường ca Con đường cái quan (từ Miền Bắc, qua Miền Trung, vào Miền Nam) Trường ca Hàn Mặc Tử Trường ca Mẹ Việt Nam Tục ca Về miền Trung Vần thơ sầu rụng Quán bên đường Quán Thế Âm Răn Rồi đây anh sẽ đưa em về nhà Rong khúc Ru con Suối mơ (viết chung với Văn Cao) Thu ca điệu ru đơn |
Thu chiến trường Thương ai nhớ ai Thương tình ca Thuyền viễn xứ Tiễn em Tiếng bước trên đường khuya Tiếng hát to Tiếng hát trên sông Tiếng hát trên sông Lô Tiếng hò miền Nam Tiếng sáo Thiên Thai Tiếng thời xưa Trả lại em yêu Tư mã phượng cầu (ý thơ Nguyễn Du) Viễn du Vết thù trên lưng ngựa hoang (viết chung với Ngọc Chánh) Việt Nam, Việt Nam Xin em giữ dùm anh Xin tình yêu Giáng sinh Xuân Xuân ca Xuân hành Xuân hiền Xuân thì Xuất quân Yêu em vào cõi chết Yêu là chết ở trong lòng |
Gửi email bài đăng nàyBlogThis!Chia sẻ lên XChia sẻ lên Facebook
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét